TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

CUỘC THI SINH VIÊN VIỆT NAM VỚI BIỂN, ĐẢO QUÊ HƯƠNG
 
Thí sinh dự thi có thể tham khảo từ nhiều nguồn:
- Báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử trong và ngoài nước theo quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay; thư viện, Thông tấn xã Việt Nam…
- Những tư liệu, tài liệu về biển, đảo Việt Nam gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Những văn kiện, nghị quyết của Đảng, luật pháp của Nhà nước ta liên quan đến biển, đảo Việt Nam hiện đang có hiệu lực thực thi. 
- Sách báo bằng tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt, bản đồ cổ, những công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân hoặc tập thể liên quan đến biển, đảo Việt Nam…
- Những tài liệu tuyên truyền về biển, đảo do cơ quan có thẩm quyền ban hành như tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy ban Biên giới quốc gia- Bộ Ngoại giao; Bộ Tư lệnh hải quân- Bộ Quốc phòng, Website Đảng cộng sản Việt Nam, Website của Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam và các tài liệu, văn bản khác có liên quan đến biển, đảo Việt Nam.
 
Dưới đây là một số gợi ý trả lời các câu hỏi:
 
Câu 1: Bạn hiểu thế nào về nhận định Thế kỷ XXI là thế kỷ đại dương.
1. Thời điểm đưa ra nhận định Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương.
2. Vị trí, vai trò của đại dương đối với sự phát triển xã hội loài người về mọi phương diện.
+ Là nơi dự trữ nguyên nhiên liệu và lương thực, thực phẩm cho con người; có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những lợi thế phát triển cho các quốc gia ven biển, quốc đảo và là chỗ dựa sinh kế cho cộng đồng ven biển và trên các đảo của đại dương…
                + Nhiều dạng tài nguyên của đại dương không tìm thấy trên đất liền, có khả năng phát triển các dạng năng lượng sạch,…
                + Vai trò của đại dương trong cân bằng môi trường sinh thái trái đất.
+ Đại dương có vai trò rất lớn đối vợi sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới (ví dụ đóng góp vào tỷ trọng nền kinh tế thế giới đặc biệt là đối với quốc gia có biển, văn minh loài người...).
                + Đại dương có vị trí quan trọng về địa chính trị, góp phần hình thành trật tự thế giới mới...
3. Khẳng định được thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương và sự phát triển kinh tế biển Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, đòi hỏi Việt Nam phải có tầm nhìn chiến lược và nhận định cho đúng vấn đề biển trong những thập kỷ tới.
4. Tài liệu tham khảo:
- Vị trí, chiến lược vấn đề biển và luật biển ở khu vực châu Á Thái bình dương của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia- Viện khoa học xã hội năm 1998.
- Biển Đông tài nguyên và môi trường của tác giả Vũ Trung Tạng, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 1997.
- Chính sách pháp luật biển của Việt Nam” của Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế - Khoa Luật- Đại học quốc gia, nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.
Câu 2: Theo Công ước năm 1982 của LHQ về Luật biển thì quốc gia ven biển có những vùng biển nào? bề rộng và quyền của các quốc gia ven biển đối với những vùng biển đó như thế nào? Các qui định của Việt Nam về vấn đề này như thế nào?
1. Những nội dung của công ước 1982 của LHQ về Luật biển.
                2. Những vùng biển của Quốc gia ven biển theo công ước 1982 của LHQ về Luật biển.
                3. Bề rộng và quyền của các quốc gia ven biển đối với vùng biển.
                4. Quy định của Việt Nam về các vùng biển.
5. Tài liệu tham khảo
- Công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2004.
Câu 3: Hãy trình bày và phân tích các luận cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định Việt Nam đã chiếm hữu và làm chủ thật sự đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ khi chúng chưa thuộc hệ thống hành chính của bất kỳ quốc gia nào.
1. Những luận cứ lịch sử chính thống và phổ biến chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Những luận cứ pháp lý chính thống và phổ biến khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa.
3. Tài liệu tham khảo:
- Sách trắng năm 1979 của Bộ Ngoại giao về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa- Thư viện Khoa học xã hội và nhân văn.
- Tuyên bố phê chuẩn công ước Luật biển năm 1982 của Quốc hội đăng trên báo Nhân dân ngày 23/6/1994.
Câu 4: Lợi thế và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và giải pháp của Việt Nam trong việc làm chủ biển, đảo
1. Lợi thế và tiềm năng biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:
- Lợi thế: địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng, an ninh…
- Tiềm năng: tài nguyên khoáng sản biển, đại dương; nguồn lợi thủy, hải sản; hệ sinh thái biển; cảng biển; mở rộng hợp tác quốc tế...
2. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức và các giải pháp của Việt Nam trong việc làm chủ biển, đảo.
                - Thuận lợi: vị trí địa lý của quốc gia biển; hợp tác quốc tế về biển; tiềm năng của biển Việt Nam;…
- Khó khăn, thách thức: trình độ khoa học kỹ thuật về biển còn lạc hậu so với các quốc gia biển trên thế giới; nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển còn hạn chế; thiên tai với cường độ lớn, khó lường, ảnh hưởng đến đời sống; tranh chấp Biển Đông-Tài nguyên biển…
- Giải pháp: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng lực lượng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển; đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học-công nghệ biển; triển khai mạnh mẽ và có hiệu quả công tác qui hoạch tổng thể phát triển xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển; xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển; phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội vùng, biển và ven biển; tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh…
3. Tài liệu tham khảo:
- Biển Đông tài nguyên và môi trường của tác giả Vũ Trung Tăng, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật năm 1997.
- Chính sách pháp luật biển của Việt Nam” của Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế - Khoa Luật- Đại học quốc gia, nhà xuất bản Tư pháp năm 2006.
Câu 5. Sinh viên cần làm gì để góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh, giàu từ biển (tự viết)

----***-----