Tư tưởng: ''Hiểu theo nghĩa chung nhất tư tưởng là một hình thức tồn tại của ý thức xã hội, kết quả của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, trở thành kinh nghiệm và sự hiểu biết trong tâm trí mỗi con người''. Lê nin coi tư tưởng là hình thức cao của nhận thức, là mục tiêu, chương trình, kế hoạch nhằm tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới khách quan- ''Tư tưởng đó là nhận thức và khát vọng của con người''.
 

   Theo từ điển triết học: ''Tư tưởng là hình thức phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài. Tư tưởng khái quát hoá kinh nghiệm của sự phát triển tri thức trước đó và được dùng làm nguyên tác để giải thích các hiện tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin mọi tư tưởng đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và là sự phản ánh sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới khách quan. Tư tưởng còn xác định các con đường để cải tạo thế giới khách quan ấy. Vì vậy nội dung của bất kỳ tư tưởng nào cũng đều có việc đề ra mục đích và qui định nhiệm vụ của hoạt động thực tiễn. Sau khi xuất hiện tư tưởng có tính độc lập tương đối và ảnh hưởng tích cực trở lại sự phát triển của hiện thực''.
   - Công tác tư tưởng: là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính Đảng, một đoàn thể chính trị - xã hội nhằm xây dựng, xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, định hướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể tư tưởng.
   - Công tác chính trị - tư tưởng: là những hoạt động cụ thể để tuyên truyền- giáo dục cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình công tác của cơ sở để nhằm tạo ra sự nhất trí, quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, pháp luật và nhiệm vụ ở cơ sở.
   * Lý luận về văn hoá và công tác tư tưởng - văn hoá:
    Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội. Văn hoá là một phạm trù lịch sử mang tính chất giai cấp rõ ràng, tính khoa học, tính nhân văn và có chức năng xã hội cụ thể.
   Theo Tổ chức văn hoá giáo dục, khoa học liên hợp quốc thì : ''Văn hoá là một tổng thể những tính chất tinh thần, vật chất trí tuệ và cảm xúc đặc biệt đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội. Văn hoá bao gồm không chỉ nghệ thuật và văn học, mà  còn bao gồm cả các phương thức sống, các quyền cơ bản của con người, hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng.'' ( 1982- UNESCO).
   Hay ''Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy hình thành thành nên hệ thống các giá trị truyền thống và thị hiếu- những yếu tố xác định đặc tính riêng của xã hội, dân tộc.'' ( 1994- UNESCO).
    * Văn hóa gồm 10 lĩnh vực sau: Văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hoa giao tiếp, văn hóa hành vi, VH kinh tế, VH nhân cách, VH pháp luật, VH sinh thái, VH thẩm mỹ, VH tư duy.
   + Công tác tư tưởng- văn hoá của Đoàn TNCS Hồ chí Minh là toàn bộ các hoạt động tuyên truyền, động viên, tham gia giáo dục chính trị- tư tưởng- văn hoá; huấn luyện, cỗ vũ và tổ chức cho tuổi trẻ hưởng ứng thực hiện thắng lợi những định hướng công tác chính trị- tư tưởng- văn hoá của Đảng đối với Đoàn TNCS Hồ chí Minh trong từng giai đoạn.
   * Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng- văn hóa của Đoàn.
   1- Giải pháp công tác tư tưởng:
- Nhạy bén và kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng TN và định hướng tư tưởng choTN; tạo môi trường cho TN thể hiện tư tưởng (qua sinh hoạt, toạ đàm, diễn đàn, đối thoại, sinh hoạt câu lạc bộ).
- Xây dựng đội ngũ, mạng lưới nắm tình hình tư tưởng: cán bộ tuyên huấn, báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, cộng tác viên;
- Qui định chế độ thông tin báo cáo hai chiều về tình hình tư tưởng TN: Báo cáo, họp giao ban tư tưởng;
- Kịp thời tuyên truyền- giáo dục định hướng tư tưởng cho TN, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc trong tư tưởng TN.
   2- Giải pháp về công tác tuyên truyền- giáo dục:
   a- Xây dựng nội dung tuyên truyền- giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ngang tầm thời đại, phù hợp điều kiện và nhu cầu, tâm lý TN; phù hợp khả năng của đội ngũ làm công tác tuyên truyền- giáo dục.
   b- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền- giáo dục để tranh thủ được hiệu quả, tác dụng của những thời điểm tuyên truyền, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền, các ngành, các đoàn thể quan tâm tạo điều kiện phối hợp, giúp đỡ với xu hướng xã hội hoá công tác tuyên truyền- giáo dục TTN.
   c- Giải pháp Xây dựng đội ngũ, hệ thống cán bộ làm công tác tuyên truyền- giáo dục và lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền- giáo dục.
- Báo cáo viên, giảng viên, tuyên tuyền viên, cán bộ tuyên truyền,.. làm tốt công tác tuyên truyền miệng.
- Nhóm truyền thông, đội thông tin tuyên truyền, đội tuyên truyền lưu động;
- Nhóm ca khúc chính trị, nhóm tuyên truyền ca khúc CM, đội lưu diễn; nhóm sáng tác, biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền;
- Đội ngũ phóng viên, biên tập viên (không chuyên).
   d- Giải pháp về tài liệu tuyên truyền, phương tiện tuyên truyền- giáo dục:          
- Tài liệu TƯ Đoàn, các ban ngành cung cấp.
- Tài liệu tự nghiên cứu, biên soạn cụ thể hoá căn cứ tài liệu của cấp trên.
- Có phương tiện tuyên truyền- giáo dục: bảng, loa đài, âm ly, băng casset, băng VIDEO, đĩa VCD, Internet, máy chiếu phim;
- Xây dựng chuyên mục phát thanh TN, truyền hình TN, nội san TN, chuyên trang TN trên Báo, thông tin công tác Đoàn- Hội LHTN, thông tin tình nguyện; Website của Đoàn- HộiLHTN trên internet;
   đ- Giải pháp xây dựng môi trường giáo dục:
- Câu lạc bộ TN, tủ sách TN, phòng đọc TN, thư viện TN, Nhà truyền thống, Nhà văn hoá;
- Xây dựng làng văn hoá, làng TN, cơ quan văn hoá;
- Xây dựng môi trường tuyên truyền: Có bảng tin, khẩu hiệu, cụm panô áp phích tuyên truyền, hệ thống phát thanh, ...
   e- Các biện pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền- giáo dục:
-  Phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền- giáo dục trong từng thời kỳ, nhu cầu tâm lý của TN để nghiên cứu, biên soạn nâng cao chất lượng tài liệu tuyên truyền: biên soạn cô đọng, tinh gọn dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ; chọn lọc cho phù hợp đặc điểm tình hình TN đơn vị, địa phương, cụ thể hoá nội dung tuyên truyền- giáo dục ở địa phương.
- Tập huấn nâng cao trình độ, trang bị nội dung tuyên truyền- giáo dục mới, phương pháp tuyên truyền- giáo dục mới cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ tuyên truyền.
-  Lựa chọn loại hình tuyên truyền - giáo dục sinh động, sáng tạo, phù hợp điều kiện, nhu cầu, tâm lý ĐV, TTN.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tuyên truyền- giáo dục: Diễn thuyết, vấn đáp gợi mở, nêu vấn đề (ở mức độ phù hợp đối tượng TN), kể chuyện, nói chuyện, đối thoại (phải soạn giáo án, chuẩn bị tài liệu  đầy đủ, phương tiện tuyên truyền phù hợp trước khi tuyên truyền- giáo dục.)
- Xây dựng được mô hình mới trong công tác tuyên truyền- giáo dục (xây dựng đơn vị điển hình làm tốt công tác tuyên truyền- giáo dục để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng).
- Tuyên truyền- giáo dục phải thông qua các phong trào hành động trong thực tiễn và qua đó để tu dưỡng, rèn luyện, thử thách và kiểm tra nhận thức, khả năng vận dụng sáng tạo lý luận.
- Tuyên truyền- giáo dục phải đi đôi với kiểm tra nhận thức, tạo môi trường, tổ chức phong trào hành động để TN thể hiện, phát huy nhận thức mới.
- Phải nắm chắc trình độ, khả năng nhận thức, nhu cầu, tâm lý TTN trước khi tuyên truyền- giáo dục, trưng cầu ĐVTN đóng góp ý kiến về nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền- giáo dục để điều chỉnh cho phù hợp.
   f- Các giải pháp tranh thủ phối hợp tuyên truyền - giáo dục :
  - Tranh thủ cấp ủy Đảng, báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng tuyên truyền - giáo dục cho ĐV,TN: Tham mưu cho cấp ủy Đảng có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền- giáo dục cho ĐV,TN:
+ Học tập lý luận Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Học tập các CT, NQ của Đảng, các chương trình hành động thực hiện NQ.
+ Tuyên truyền lịch sử đấu tranh CM vẻ vang của Đảng.
+ Nghe thời sự chính trị trong tỉnh, trong nước, quốc tế.
  - Phối hợp chính quyền, các ngành, các đoàn thể khác tuyên truyền- giáo dục chủ trương, chính sách, pháp luật cho ĐVTN.
                                                                Trần Việt Thao