Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một vĩ nhân, một lãnh tụ cách mạng và là một người cộng sản vĩ đại. Đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một con người chân chính, bình dị, gần gũi, ai cũng có thể học tập để làm theo, để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt hơn trong xã hội. Việc học tập, quán triệt và tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải sâu rộng, thường xuyên, liên tục và có hệ thống bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động. Nội dung bao gồm:
Thứ nhất, đó là hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về xây dựng, phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng; về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng...
Thứ hai, đó là các quan điểm và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về: tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội...
Thứ ba, đó là phong cách Hồ Chí Minh: về tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đôi với làm, đi vào lòng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương.
Để việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạt hiệu quả nhất trong từng Đảng viên và HSHV, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng về nội dung Chỉ thị số 05-CT/TW để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đơn vị, tổ chức các cấp đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành một nội dung quan trọng trong chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, Đoàn, Hội...
Quá trình thực hiện phải gắn kết chặt chẽ với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Trên cơ sở nắm vững nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đối chiếu với chức trách, nhiệm vụ được giao, mỗi người và mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị “tự soi”, “tự sửa”, tự phấn đấu; coi đó là công việc thường xuyên, hằng ngày, là trách nhiệm cụ thể, thiết thực của mình.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo đưa việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành nội dung sinh hoạt thường xuyên, quan trọng của các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị…, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Ba là, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp trong thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Giải pháp này là cách làm cụ thể tạo sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho hoạt động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào thực tế. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, quần chúng; lồng ghép có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với các phong trào thi đua và các cuộc vận động khác trong xây dựng Chi đoàn, Lớp vững mạnh; Đa dạng các hình thức, phương pháp tổ chức học tập chuyên đề; Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời.
Bốn là, coi trọng vai trò của người đứng đầu, thủ lĩnh các đơn vị trong việc học tập và làm theo Bác. 
Năm là, chú trọng tuyên truyền trên các trang truyền thông của Trường, Đoàn TN, Hội SV những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, giới thiệu những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; đồng thời phê phán những tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chưa thực sự chú trọng, còn hình thức để tiếp tục đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Việc biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến cần được làm thường xuyên, gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi người, mỗi đơn vị; khắc phục tình trạng “chờ” tới hội nghị tổng kết, sơ kết mới biểu dương, khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa nhân rộng điển hình tiên tiến trong thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW với điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua và cuộc vận động khác. Các tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng phải thực sự tiêu biểu, có sức thuyết phục cao, góp phần làm lan tỏa những tấm gương điển hình tiêu biểu ở đơn vị; đồng thời, thẳng thắn phê phán những tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đúng, thực hiện chưa tốt, chưa thấy hết vai trò, ý nghĩa của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng, phát huy vai trò giám sát của tổ chức quần chúng trong thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiểm tra, giám sát là trách nhiệm của mọi người, mọi tổ chức. Thực hiện kiểm tra để kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, yếu kém, nhất là những yếu kém trong nhận thức của cán bộ, đảng viên trẻ và trong sinh viên. Việc kiểm tra, giám sát phải theo đúng phương châm: giám sát phải mở rộng; kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp kiểm tra thường xuyên với kiểm tra đột xuất. Qua kiểm tra, tổng kết, rút kinh nghiệm, phát hiện nơi làm tốt, việc làm tốt, mô hình hay để kịp thời biểu dương, nhân rộng và chấn chỉnh những nơi làm chưa tốt, hiệu quả chưa cao, chưa tạo thành phong trào rộng khắp trong toàn Trường.
Dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác luôn là những bài học quý báu, mang giá trị thực tiền rất cao. Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên và suốt đời của mồi chúng ta. Hi vọng rằng, sau diễn đàn này, mỗi Thanh niên chúng ta sẽ nhận thức được vai trò của bản thân, nhận thức được ý nghĩa của Tư tưởng, Đạo dức, Phong cách của Bác để phấn đấu học tập và noi gương. Đồng thời, bằng sức trẻ của mình, ra sức cống hiến cho quê hương, đất nước.
 

                                                    Đinh Thị Ngọc Hằng - Khoa GD Chính trị