Đồng chí Nguyễn Văn Sang đã bảo vệ đề tài luận án tiến sĩ với tên đề tài luận án: “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống xứ Nghệ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế”.
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Nguyễn Thái Sơn (Trường Đại học Vinh)
2. PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa (Viện Triết học)
Chuyên ngành: Triết học
Cơ sở đào tạo: Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam.
Hội đồng chấm luận án gồm 07 thành viên
1. GS. TS. Phạm Văn Đức, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng.
2. PGS.TS. Cao Thu Hằng, Khoa Triết học, Học viện Khoa học xã hội - Thư ký Hội đồng.
3. GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phản biện 1.
4. GS.TS. Lê Hồng Lý, Khoa Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội - Phản biện 2.
5. GS. TS. Lê Văn Quang, Học viện Chính trị Quân sự, Bộ Quốc phòng - Phản biện 3.
6. PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia - Uỷ viên Hội đồng.
7. PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu, Tạp chí Cộng sản - Uỷ viên Hội đồng.
Kết quả bảo vệ Luận án: Các thành viên Hội đồng chấm luận án cho rằng mặc dầu là đề tài khó vì nghiên cứu văn hoá xứ Nghệ dưới góc độ Triết học nhưng NCS đã đi đúng hướng nghiên cứu mà đề tài đặt ra nên chất lượng của Luận án đạt kết quả tốt. Tất cả 7/7 thành viên Hội đồng bỏ phiếu nhất trí đề nghị Giám đốc Học viện Khoa học xã hội cấp bằng học vị Tiến sĩ cho NCS.
Kết quả bảo vệ Luận án: Các thành viên Hội đồng chấm luận án đánh giá cao chất lượng của Luận án và đề nghị Học viện cấp bằng học vị Tiến sĩ cho NCS.
Mục đích của luận án là xác định các giá trị văn hóa truyền thống xứ Nghệ và bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị đó trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
- Nghiên cứu về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống xứ Nghệ trong thời kỳ hiện nay;
- Nghiên cứu các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống trong phạm vi tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ (gồm Nghệ An và Hà Tĩnh).
3. Đóng góp khoa học của luận án
Từ góc độ triết học, luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó khái quát các giá trị văn hóa truyền thống xứ Nghệ. Đánh giá thực trạng, đề xuất và khuyến nghị áp dụng những giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xứ Nghệ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luậnliên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xứ Nghệ. Những quan điểm, giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị đó được luận án nghiên cứu, xây dựng nghiêm túc, có căn cứ, nên có thể xem xét để áp dụng trong thực tiễn;
- Về mặt thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân nghiên cứu về con người, văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống xứ Nghệ. Luận án là tài liệu bổ ích phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về triết học, đặc biệt là trên địa bàn xứ Nghệ;nghiên cứu về truyền thống, về các lĩnh vực có liên quan đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Xin nhiệt liệt chúc mừng đồng chí Nguyễn Văn Sang.
Dưới đây là một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:
Nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu Luận án
NCS chụp ảnh kỷ niệm cùng Hội đồng chấm luận án và giáo viên hướng dẫn
Lãnh đạo Khoa GDCT tặng hoa chúc mừng NCSTin bài và ảnh: Khoa GDCT