Quang cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022

MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỦ YẾU

Chủ động, tích cực tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: CPV

Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: CPV

Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong năm 2021 và trong cả nhiệm kỳ, ngành Tuyên giáo đã quyết liệt triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và đạt kết quả tích cực trên các nội dung sau:

Một là, tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII. Toàn ngành đã tham mưu cấp ủy ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tổ chức hội nghị trực tiếp toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho cán bộ, đảng viên và tổ chức học tập, quán triệt xuống cơ sở cho các đối tượng không tham dự hội nghị trực tuyến. 

Hai là, tham mưu cấp ủy xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp. 

Ba là, tham mưu cấp ủy chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong các tầng lớp nhân dân với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và có nhiều đổi mới sáng tạo, hiệu quả thiết thực. 

Bốn là, công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và nghị quyết các đảng bộ được thực hiện nghiêm túc. Ban Tuyên giáo Trung ương đã thành lập 5 đoàn công tác làm việc, kiểm tra 11 tỉnh, thành ủy; ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy tham mưu Ban Thường vụ thành lập các đoàn đi kiểm tra ở các đảng bộ, tổ chức đảng.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác lý luận chính trị; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và công tác lịch sử Đảng.

Ban tuyên giáo các cấp đã tập trung tham mưu cấp ủy tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác; tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 và nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng - chuyên đề năm 2021

Công tác nghiên cứu lý luận được toàn ngành tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả. Đã chủ động nghiên cứu, kịp thời bổ sung những điểm mới của Văn kiện Đại hội XIII vào các chương trình, giáo trình giảng dạy lý luận chính trị, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. 

Toàn ngành tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 20 của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” và đạt nhiều kết quả. Trong năm 2021, nhiều tỉnh kỷ niệm tròn năm, chẵn năm ngày thành lập tỉnh, ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, tổ chức các hội nghị, tọa đàm, hội thảo góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền, báo chí, xuất bản, thông tin đối ngoại, dư luận xã hội đảm bảo khách quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm.

Toàn ngành đã chủ động tham mưu cấp ủy ban hành nhiều vănbảnchỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo nhằm đẩy mạnh tuyên truyền về các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, dân tộc; tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; truyền thông công tác phòng, chống dịch COVID-19, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam; các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công tác quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động trên lĩnh vực báo chí đã chuyển biến tích cực theo phương châm chủ động, kịp thời, hiệu quả, thuyết phục. Nét nổi bật của năm nay là: 1) Tăng cường chấn chỉnh, xử lý sai phạm trong hoạt động báo chí. 2) Tiếp tục thực hiện quy hoạch và quản lý báo chí toàn quốc, phát triển báo chí theo định hướng Đại hội XIII của Đảng “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”. 3) Chú trọng, tăng cường bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ, phóng viên, nhà báo; thực hiện tốt quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam.

Công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, phân giới cắm mốc, quản lý biên giới quốc gia tiếp tụcđược đẩy mạnh để quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam, những thành tựu của công cuộc đổi mới; thông tin đối ngoại của lãnh đạo cấp cao. Thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển, đảo, biên giới lãnh thổ đang trở thành một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xúc tiến du lịch, thu hút đầy tư, xuất khẩu sản phẩm, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, thành thị văn minh…

Tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc.

Công tác nghiên cứu, nắm bắt, điều tra dư luận xã hội tiếp tục được chú trọng, kịp thời phản ánh cho cấp ủy những vấn đề bức xúc, nổi cộm, nhân dân quan tâm để chỉ đạo, định hướng dư luận xã hội. Kết quả tổng hợp, phân tích, tham mưu từ các cuộc điều tra và phản ánh tình hình dư luận xã hội được cấp ủy, chính quyền các cấp đánh giá cao, coi đây là nguồn thông tin tham khảo tin cậy, là cơ sở quan trọng góp phần đổi mới, điều chỉnh phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ chính trị.

Hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ cộng tác viên của Ban Chỉ đạo 35 từ Trung ương đến địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác, ngăn chặn, bóc gỡ, triệt phá thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, nhất là trong việc chỉ đạo ngăn chặn, xử lý thông tin liên quan đến hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong thời điểm diễn ra Đại hội XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026; các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các kỳ họp Quốc hội khóa XV và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tăng cường định hướng các hoạt động văn hóa - văn nghệ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Toàn ngành đã tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận và các văn bản của Đảng liên quan đến công tác văn hóa, văn nghệ. Điểm nổi bật trong năm 2021 là Ban Tuyên giáo Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức tốt Hội nghị văn hóa toàn quốc, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảngvới quy mô lớn sau 75 năm, kể từ Hội nghị văn hóa năm 1946. 

Tích cực tham mưu tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống của đất nước, của ngành, của địa phương phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. 

Công tác khoa giáo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, bước đầu đạt một số kết quả tích cực.

Toàn ngành đã tham mưu giúp các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên lĩnh vực khoa giáo. Chú trọng tham mưu định hướng về giáo dục trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, sinh viên. Tham mưu định hướng đẩy mạnh ứng dụng, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…, phòng chống dịch bệnh, ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, bảo vệ môi trường. 

Công tác sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trong lĩnh vực khoa giáo được tiến hành kịp thời, có chất lượng. 

Chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tuyên giáo; tăng cường phi hp chặt chẽ gia ngành Tuyên giáo với các cơ quan qun lý nhà nưc cùng cp.

Sau đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng, đội ngũ cán bộ ngành Tuyên giáo có sự biến động nhất định, nhất là nhân sự lãnh đạo. Trước tình hình đó, Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho trưởng ban, phó trưởng ban tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương năm 2021. Nhiều ban tuyên giáo các địa phương cũng đã tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo.

Việc triển khai thực hiện Quy chế 238, ký kết các chương trình phối hợp giữa ban tuyên giáo với các ban, sở, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội được đẩy mạnh và đạt những kết quả bước đầu

NHỮNG DẤU ẤN NỔI  BẬT

Thứ nhất, chủ động tham mưu cấp ủy tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bằng hình thức trực tuyến. So với các nhiệm kỳ trước, việc tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cho cán bộ chủ chốt bằng hình thức trực tuyến ngay sau Đại hội là sự đổi mới, sáng tạo của ngành Tuyên giáo, mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện ở một số điểm: 1) Nghị quyết được truyền đạt đến cán bộ, đảng viên sớm, nhanh nhất. 2) Số lượng đảng viên được học tập, quán triệt Nghị quyết lớn nhất từ trước tới nay, với 1.022.037 người, gần 8.000 điểm cầu. 3) Nhiều đảng viên ở cơ sở và đặc biệt, có cả các đảng viên ở nước ngoài cùng lúc được học tập, quán triệt nghị quyết với cấp tỉnh và Trung ương. 4) Tiết kiệm được kinh phí, thời gian so với việc tổ chức học tập bằng hình thức trực tiếp.

Thứ hai, toàn ngành đã tham mưu cấp ủy tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị gắn với tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong học tập và làm theo Bácbảo đảm nghiêm túc, thực chất và tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trịkhóa XII, triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị khóa XIII và nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng - chuyên đề năm 2021. Việc tổ chức thành công Hội nghị sơ kết 5 năm và quán triệt, học tập Kết luận số 01 là cơ sở quan trọng để toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh, đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành nhiệm vụ chính trị thường xuyên, gắn với các phong trào thi đua, cải cách hành chính, xây dựng chuẩn mực đạo đức công vụ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Thứ ba, sớm ban hành các kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo, định hướng tuyên truyền cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 toàn diện, đồng bộ, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi trong xã hội, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân. Thường xuyên nắm bắt dư luận xã hội xoay quanh cuộc bầu cử, kịp thời định hướng dư luận và phản ánh cho các cơ quan chức năng giải quyết những vấn đề phát sinh. Tăng cường đấu tranh, phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá cuộc bầu cử, góp phần tổ chức thành công cuộc bầu cử.

Thứ tư, tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng với quy mô lớn sau 75 năm, kể từ Hội nghị Văn hóa năm 1946. Sau Hội nghị, ngành Tuyên giáo đang tích cực quán triệt, tuyên truyền những nội dung cơ bản của Hội nghị và kết luận chỉ đạo quan trọng của Tổng Bí thư đến cán bộ, đảng viên và nhân dân và tổ chức thực hiện.

Thứ năm, chủ động tham mưu cấp ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và hành động trong Đảng, sự đồng thuận, đồng lòng trong xã hội để thực hiện “mục tiêu kép”, phòng, chống có hiệu quả dịch COVID-19; chăm lo sức khỏe, điều trị, bảo vệ tính mạng người bị nhiễm COVID-19, giải quyết những vấn đề tâm lý, tâm trạng xã hội và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. Ảnh: CPV

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. Ảnh: CPV

MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một là, thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc các nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội XIII, nghị quyết đại hội các đảng bộ tỉnh, thành, phố nhiệm kỳ 2020-2025 và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy. 

Hai là, chủ động đổi mới, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời điều chỉnh nội dung, phương thức trong triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. 

Ba là, luôn bám sát tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ sở, kịp thời phát hiện những vấn đề khó khăn, vướng mắc cũng như tâm tư, nguyện vọng và dư luận của cán bộ, đảng viên để tham mưu cấp ủy các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng, đồng thuận xã hội.

Bốn là, thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, bảo đảm thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ và cập nhật nhanh những thông tin mới, chính xác cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo.

Lại Xuân Môn
Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương