Ngày 6 tháng 3 năm 2014, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có Quyết định số: 91-QĐKT/TWĐTN-VP về việc tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn cho Đoàn trường Đại học Vinh vì đã có thành tích xuất sắc trong Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.  

            Sau khi có Cuộc vận động (3/2000), nhất là sau khi có Kết luận số 138 KL/TW ĐTN ngày 13/11/2008 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động này, Ban Thường vụ Đoàn trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Cuộc vận động đến tận các chi đoàn và đoàn viên thanh niên (ĐVTN), đồng thời chỉ đạo tất cả các liên chi đoàn (LCĐ), chi đoàn trực thuộc xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Cuộc vận động. Công tác tuyên truyền Cuộc vận động được các cấp bộ đoàn, nhất là cấp LCĐ thường xuyên quan tâm. Ban Thường vụ Đoàn trường đã chỉ đạo triển khai nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội nghị cán bộ Đoàn - Hội toàn trường, Đại hội các LCĐ, liên chi hội (LCH) sinh viên, Tháng Thanh niên, chiến dịch tình nguyện hè hàng năm, thông qua hệ thống bảng tin, bảng báo, website của Đoàn trường. Ban Thường vụ Đoàn trường đã ban hành nhiều văn bản về công tác thanh niên như: nội quy, quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn trường, các LCĐ; nâng cao vai trò, tính gương mẫu, “nêu gương” của đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội trong công tác.v.v..  Đoàn trường đã phân công nhiệm vụ cho các ban của Đoàn trường, các cấp bộ Đoàn hàng năm phải tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Cuộc vận động. Uỷ ban Kiểm tra Đoàn trường bổ sung nội dung kiểm tra thực hiện Cuộc vận động và Kế hoạch thực hiện của Đoàn trường vào chương trình công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị hàng năm.

Ban Thường vụ Đoàn trường đã thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường quan tâm, chỉ đạo triển khai tinh thần Cuộc vận động đối với cán bộ, ĐVTN, công tác Đoàn và phong trào thanh niên (PTTN), công tác Hội và phong trào sinh viên của Nhà trường; chỉ đạo các LCĐ tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện có hiệu quả những nội dung mà Cuộc vận động đề ra. Đảng ủy thường xuyên quán triệt trong từng cấp ủy đảng, đảng viên và quần chúng về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên. Đảng ủy đã quán triệt và chỉ đạo các cấp ủy đảng thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học.

Năm 2009, Đảng ủy đã xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình kết nạp người xin vào Đảng và xét chuyển đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức, tháng 9/2012, Ban Thường vụ Đoàn trường đã tham mưu, góp ý bổ sung sửa đổi và hoàn thiện văn bản này.

Đảng ủy luôn chú trọng công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đảng viên. Để tạo điều kiện cho quần chúng được học tập, tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó lựa chọn những quần chúng ưu tú bồi dưỡng kết nạp Đảng, mỗi năm Đảng ủy Trường đều mở 2 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho trên 1.000 cán bộ, học sinh, sinh viên, học viên. Nếu như trong giai đoạn từ năm 1994-2000, Nhà trường chỉ có 215 quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng thì giai đoạn từ năm 2008 đến nay, toàn Đảng bộ đã kết nạp được 1.584 sinh viên, trong đó có 20 sinh viên người dân tộc thiểu số, 2 sinh viên tôn giáo. Trung bình mỗi năm Đảng bộ kết nạp được từ 240 đến 300 sinh viên vào Đảng, là trường đại học có số lượng sinh viên được kết nạp Đảng lớn nhất trong cả nước.

 

Kết quả thực hiện Cuộc vận động giai đoạn 2008 - 2013

 

 

Năm

Tổng số đoàn viên

Tổng số ĐVƯT do Đoàn giới thiệu cho Đảng

Tổng số đoàn viên ưu tú được kết nạp

Tỉ lệ ĐVƯT được kết nạp Đảng so với ĐVƯT được giới thiệu

Tổng số đảng viên mới được kết nạp trong toàn bộ đảng bộ

Tỉ lệ ĐVƯT được kết nạp Đảng so với tổng số đảng viên mới được kết nạp trong toàn đảng bộ

 
 

2008

17.008

189

187

98,94 %

214

87,38 %

 

2009

16.825

186

183

98,39 %

194

94,33 %

 

2010

17.856

303

253

83,50%

276

91,67 %

 

2011

17.893

376

346

92,02 %

369

93,77 %

 

2012

17.143

393

360

91,60 %

389

92,54 %

 

2013

17.880

313

267

85,30 %

289

92,38 %

 

Tổng cộng

104.605

1.760

1.596

91,63 %

1.731

92,01 %

 

 

           

Từ thực tiễn triển khai quán triệt, thực hiện Cuộc vận động, Ban Thường vụ Đoàn trường rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:  

Thứ nhất, làm tốt công tác tham mưu để trong quá trình lãnh đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động, các cấp ủy đảng phải có nội dung, chương trình hành động cụ thể, quán triệt sâu sắc đến cán bộ, đảng viên về những quan điểm của Đảng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường công tác thanh niên, căn cứ điều kiện thực tế để có chủ trương, giải pháp phù hợp với từng đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên; thường xuyên quan tâm củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn - Hội vững mạnh và đội ngũ cán bộ Đoàn ngang tầm với nhiệm vụ; đồng thời thường xuyên chú ý công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đoàn.

Thứ hai, tổ chức Đoàn - Hội các cấp phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với trình độ, nhu cầu, nguyện vọng của từng đối tượng thanh niên, học sinh, sinh viên; tạo môi trường hấp dẫn để tập hợp được đoàn viên, hội viên, phát huy được sức mạnh, lòng nhiệt tình, tinh thần tình nguyện của thanh niên. Tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy trong công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội, cán bộ trẻ vào các vị trí của Đảng, chính quyền; thường xuyên chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Hội đặc biệt là đội ngũ cán bộ liên chi đoàn, chi đoàn. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp để tranh thủ, huy động tổng hợp các nguồn lực cho công tác thanh niên.

Thứ ba, công tác phối hợp giữa đơn vị và các đoàn thể quần chúng trên cơ sở Đoàn thanh niên làm nòng cốt, phải chủ động, linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, phối hợp, lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác, các phong trào thi đua và các hoạt động xã hội để khơi dậy và bồi dưỡng truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần xung phong tình nguyện của thanh niên; chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng, của quê hương, đất nước cho thanh niên, học sinh, sinh viên.

 Thứ tư, xác định cán bộ là nhân tố then chốt cho sự ổn định và phát triển của tổ chức Đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết và gắn bó với thanh niên; sáng tạo, xung kích, dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận việc mới, việc khó; coi trọng đánh giá đạo đức và sử dụng cán bộ đúng năng lực, trình độ, từ đó tạo nguồn, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển và trưởng thành.

Thứ năm, có sự đầu tư chiều sâu, hướng về cơ sở, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, các yêu cầu thực tiễn của ĐVTN gắn với nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, của đơn vị; coi công tác đoàn kết tập hợp thanh niên là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tổ chức Đoàn. Tích cực khai thác nguồn lực của xã hội phục vụ công tác Đoàn và PTTN.

 

 

 

 

 

Những hoạt động NCKH, tham gia công tác Đoàn - Hội, SVTN... là những tiêu chí đánh giá, xếp loại đoàn viên phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Ảnh: Minh Giang)

                                                                                                           

                                                                                                            Anh Chương